Dọc
đường đi chìm đắm trong những huyễn tưởng…gặp dc ng khai thị cho, mở dc các kênh
tiếp nhận tri thức toàn năng, thông suốt dc nhiều ngôn ngữ, về làm giảng viên.
Những lúc rảnh dạy Vovinam cho sinh viên. Lúc rảnh ngồi dịch tất cả những sách
nền tảng về tâm lý trên thế giới ra cho sinh viên học. Kiếm dc bn là tiền dịch
sẽ tặng sv hiếu học sách đọc và hỗ trợ những sv kiểu quái đản như mình. Đứa nào
hiếu học muốn mua sách mình sẽ cho tiền. Đứa ham hiểu biết mình sẽ giảng giải
những gì mình đã tích luỹ được trên con đường đi của mình,…Thật tuyệt khi đọc và
chuyển ngữ dc ra tất cả những cuốn sách tuyệt vời trong trí tuệ nhân loại. Con
người, các em ah, thầy biết các em đang và sẽ lo lắng về công việc kiếm sống tương
lai. Mặc dù tiền và vật chất rất quan trọng cho tương lai các em, nhưng nếu chỉ
hướng chú ý chạy theo con đường đó các em sẽ đánh mất mình, đôi khi sẽ mất mãi
mãi.
Đã
tìm ra người thầy tuyệt nhất của mình…đó là Self
*
Sự thiết lập ý chí là dồn nén những ham muốn không có lợi cho nỗ lực thực hiện
mục tiêu (dù có khó khăn để đè nén được đi chăng nữa) đều gây ra những ẩn ức
khi thiết lập được một ý chí mạnh. Vậy là Lợi hay Hại?
*
PP Liên tưởng tự do là hiệu quả duy nhất để giải bệnh tâm lý: khi tự do liên tưởng
được kích thích tức là ta không ý thức về dòng liên tưởng, sẽ bộc lộ những ẩn ức
dồn nén sâu kín.
*
Giấc mộng là những biến dạng của các ước vọng bị dồn nén, biểu hiện một bi kịch
của Nội giới con người. Giấc mộng cũng trợ giúp và bảo vệ giấc ngủ khỏi lo âu căng
thẳng (theo Freud). Bởi Freud xem những hình ảnh trong mộng là sự trồi lên, lẻn
vào vùng ý thức (vốn đang tạm suy yếu trong tình trạng ngủ) và phá quấy sự yên
lành của giấc ngủ. Những giấc mơ hay huyễn tưởng lúc tỉnh đều là ẩn dụ cho các
ham muốn (nhất là tính dục hay điều cấm kị), tức hiện thực hoá cái bị Cấm! Ngược
lại theo Jung, thế giới mộng mị gồm cả những cách diễn đạt bằng hình ảnh những
nội dung tâm thần vừa mang tính ước vọng, vừa mang tính “sống lại” của những nội
dung tiếp nhận vô ý thức, và cả nguồn khởi sáng tạo từ vùng trí tụê tập thể nữa.
Jung mở rộng chiều kích hơn Freud nhiều. Đỗ Lai Thúy đọc Phân Tâm nhưng chỉ mạnh
về văn mà thôi, sự quán sát của ông ta không mang góc nhìn tâm thức của tâm lý
học, cả đặc thù theo ph Tây và theo Ph Đông.
Jung
đã nghiêm túc hoá những góc cận tâm lý cho khoa học tâm lý ph Tây, nghiên cứu cả
khoa thần thoại học so sánh (hãy học thêm nhiều ngôn ngữ đi, nhất là ngôn ngữ cổ
xưa).
Trong
tự truỵên, lúc sắp mất Jung mới thấm thía: “Tôi không cho cái gì là chắc chắn cả.
Lão Tử nói “Chúng nhân chiêu chiêu – Ngã độc hôn hôn”. Lúc trở về già tôi mới
thấm thía ý nghĩa câu nói ấy. Con người sinh ra trong một thế giới ác nghiệt và
tàn nhẫn nhưng cũng là một thế giới đẹp đẽ thần tiên. Đời sống có ý nghĩa gì chằng
hay là vô nghĩa? Cũng như tất cả các vấn đề siêu hình, có lẽ cho là vô nghĩa
hay có nghĩa cũng đều đúng cả. Nhưng tôi thích niềm hy vọng rằng cuộc đời có một
ý nghĩa, đứng trước hư không người ta phải chấp nhận cuộc đời và con người ta
chiến thắng!”
“…Một
chữ hay hình ảnh sẽ trở thành biểu tượng khi nó gợi đến cái gì khác ngoài ý nghĩa
hiển nhiên và trực tiếp..khía cạnh không thể ý thức được, sâu rộng hơn, chưa
bao giờ được xác định phân minh hay giải thích đầy đủ..khi muốn tìm hiểu biểu tượng
trí óc người ta nghĩ miên man đến sự kiện ngoài sự hiểu biết…Ví như dùng chữ
“thần linh” thì chỉ là một danh từ để chỉ điều gì đó dựa vào sự tin tưởng chứ k
dựa vào một dữ kiện có thực. Ta dùng biểu tượng để hình dung những khái niệm không
thể định nghĩa hay hiểu biết đầy đủ…ngta cần tạo ra biểu tượng một cách ngẫu
nhiên và phi ý thức…Chẳng bao giờ chúng ta tri giác được đầy đủ…bởi tuỳ thuộc vào
Phẩm và Lượng của các giác quan..dụng cụ khoa học hỗ trợ nhưng cũng có giới hạn
là những ngưỡng k thể vượt qua (Như Ngộ
Không k thể vượt qua dc Ngũ Uẩn trong bàn tay). Ta tri giác thế giới này còn bằng
tiềm thức nữa (thế giới khách quan thực
và thế giới Nội tâm không luôn đồng nhất). Trước hết ta phản ứng trước những hiện
tượng có thực, những khích động thính-thị..giác chuyển từ bên ngoài tâm trí rồi
những cảm giác ấy trở thành những thực thể tâm thần. Ta k biết dc tính chất của những thực thể tâm thần vì rằng cái psyche’ k
biết dc tính chất của chính nó; nên trong mối thực nghiệm luôn có những tham số
ta k biết, ngay những biến biết được cũng k hoàn toàn rõ hết. Có những sự kiện
mà trí óc ghi nhận dưới làn ý thức, bằng tiềm thức vô tâm, nhận ra khi hành động
trực giác hay suy tưởng sâu xa, dù ta k cho những sự kiện ấy có sinh lực hoặc tầm
quan trọng với cảm xúc ta nhưng chúng sẽ vẫn âm thầm sống trong tiềm thức như một
ý tưởng phụ thuộc.
Giấc
mơ sẽ tố những cảm giác mà ta ghi nhận một cách vô tâm, không xuất lộ dưới hình
thức hữu ý mà dưới dạng tượng trưng, nghiên cứu giấc mơ là khảo sát thăm dò khía
cạnh phi ý thức của hoạt động tâm thần…qua đó đặt giả thuyết về một cái psche’
phi ý thức. Như vậy thì phải có 2 “chủ động” hay 2 cá tính trong 1 con người.
Khi vô tâm ta làm những gì tự động k ý thức là sự diễn lộ của cái tiềm thức-gia
tài chung của nhân loại. Không thể đồng nhất hoá nội dung của ý thức với ý thức
được (ND rất rộng lớn với phổ tham chiếu từ toàn hệ psyche’).
Linh
hồn rừng rú (Bush soul) là phân thể của 1 ng cổ sơ nhập vào cây con nào đó,
chung hệ tâm thức với người đó, Le’vy Bruhl gọi đó là mystical participation. Còn
về phương diện Tâm lý học chuyện một người đồng hoá mình với ng khác hay đồ vật
là hiện tượng thông thường. Linh hồn ngta còn ở xa giai đoạn thống nhất hẳn (nếu
không muốn nói là nó đang bị phân mảnh ngày càng tệ hơn)…
..Việc gắn “văn hóa” với… “dã man” không phải hoàn toàn mới lạ.
Ở phương Tây, Friedrich Schiller, nếu không phải là người đầu tiên thì cũng là
người nhấn mạnh một cách nổi bật. Trong bức thư thứ tám trong “Các bức thư về giáo dục thẩm
mỹ” (1795), Schiller đã đặt câu hỏi:
“tại sao chúng ta vẫn còn là những con người dã man?”. Theo Schiller, con người “hoang dã” đặt tình cảm lên trên
những nguyên tắc, ngược lại, con người “dã man” dùng những nguyên tắc để phá hủy
tình cảm. Hai phương diện này - người hoang dã và người dã man, sự ngự trị
của tình cảm hoặc của nguyên tắc -, theo Schiller, không chỉ diễn ra tuần tự
trong lịch sử, mà còn có thể diễn ra đồng thời, như ở thời ông: “dã man” trở
thành một đặc tính cơ bản của văn hóa, và đó không gì khác hơn là sự khắc nghị,
xơ cứng của những quy phạm có giá trị tuyệt đối trong xã hội, hay nói khác đi,
sự “dã man” của lý tính luân lý.
No comments:
Post a Comment